THÊM MỘT ĐẦU SÁCH HAY VỀ ĐỀ TÀI BÁC HỒ: "Giới thiệu sách mới xuất bản Nguyễn Ái Quốc - Nhà báo không thẻ do UBND tỉnh đặt hàng, Nhà xuất bản Nghệ An ấn hành năm 2020"

Chủ nhật - 20/09/2020 21:34 517 0
Cầm trên tay cuốn sách “Nguyễn Ái Quốc - Nhà báo không thẻ” của tác giả Văn Hiền, tôi thực ấn tượng với cái tên sách mà ông đặt cho đứa con tinh thần đã ấp ủ bấy lâu nay của mình.
THÊM MỘT ĐẦU SÁCH HAY VỀ ĐỀ TÀI BÁC HỒ: "Giới thiệu sách mới xuất bản Nguyễn Ái Quốc - Nhà báo không thẻ do UBND tỉnh đặt hàng, Nhà xuất bản Nghệ An ấn hành năm 2020"
     Cũng như bất cứ tác giả nào viết về Bác, Văn Hiền đã vô cùng thận trọng, công phu để tìm kiếm, sưu tập, chỉnh lý tài liệu có liên quan, từ đó làm căn cứ chọn lựa, phân tích, đánh giá, đưa ra kết luận, khái quát vấn đề cần được nêu nhằm toát lên chủ đề của sách - một cách làm việc vô cùng khoa học.
Mở đầu cuốn sách, tác giả chọn bài “Từ Le Paria đến Việt Nam hồn” chứ không phải là “Vấn đề người bản xứ” - bài báo đầu tiên Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp ngày 02/8/1919 trên báo L’Humanite. Phải tinh tế lắm mới nhận ra điều này. Tác giả muốn nhấn mạnh, không chỉ là người viết báo, Bác Hồ thực sự là một nhà báo đúng nghĩa, một nhà báo “đặc biệt”, vừa là chủ nhiệm, chủ bút, họa sĩ trình bày báo, kiêm luôn thủ quỹ, phát hành,…
Nghề làm báo luôn gắn liền với hành trình hoạt động cách mạng của Người:
     Khi hoạt động ở nước ngoài, những bài báo của Bác trên các tờ Le Paria (Người cùng khổ), tạp chí Nông dân, tạp chí Đỏ, tạp chí Ngọn lửa nhỏ, tạp chí Sự thật, sau này là báo Thanh Niên, Việt Nam hồn, Thân ái, Lính Kách mệnh… là vũ khí sắc bén, vạch tội, tấn công kẻ thù, động viên, cổ vũ quần chúng lao động vùng lên đấu tranh. Chủ đề của các số báo, bài báo luôn nêu bật nỗi thống khổ, đói rét, mù chữ, mất quyền sống, quyền làm người của các dân tộc thuộc địa, thức tỉnh ý thức giải phóng dân tộc, đòi quyền bình đẳng.
Là nhà báo rất nhạy cảm và năng động, lại chăm đọc, ham tìm hiểu, Người có vốn hiểu biết rất rộng, rất sâu. Phạm vi đề cập của các bài báo rộng khắp, từ Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và cả ở Hoa Kỳ. Cái gì Người cũng hiểu biết một cách tường tận. Vì thế, những bài báo của Người hết sức sinh động, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc và có sức lan tỏa rất nhanh.
     Về nước “làm báo đầu nguồn Khuổi Nậm”, Người chủ trương sáng lập rất nhiều tờ báo như Việt Nam độc lập, Cờ giải phóng, Cứu quốc, Sự thật… Những tờ báo này đã phát huy tác dụng trong những thời điểm nhất định, góp phần to lớn giáo dục, tuyên truyền, cổ động, tổ chức phong trào quần chúng cách mạng, xây dựng lực lượng cách mạng, tạo thế và lực giành chính quyền về tay nhân dân.
Với Bác Hồ, mục tiêu, động lực viết báo rất rõ ràng. Người căn dặn: Vì ai mà mình viết? Mục đích viết là gì? Viết cho đối tượng nào thì phải xem xét, dùng từ ngữ thích hợp thì mới phát huy tác dụng. Theo Người, viết báo là sáng tạo độc lập chủ quan nên rất dễ sai sót. Người nhắc nhở các nhà báo cần quan tâm, ngoài nội dung thiết thực, chân thực, tác phẩm báo chí phải hay, “lạ”, văn chương. “Cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng… đi sâu vào thực tế, đi sâu vào đời sống quần chúng lao động.”
     Bên cạnh những lời dạy, những mẩu chuyện, tư liệu phổ biến, tác giả Văn Hiền công bố thêm một số tư liệu hiếm, lần đầu xuất hiện, gắn liền với hoạt động báo chí của Bác Hồ. Những bài viết này làm cho chúng ta hiểu thêm tại sao Bác rất am hiểu ngay cả những chuyện “bếp núc” của nghề báo. Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Ái Quốc có thể ân cần hướng dẫn nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định kỹ thuật chấm một bức ảnh sao cho đẹp, chỉ vẽ cho các nhà báo, phóng viên cách bố cục một bức ảnh sao cho tự nhiên, có hồn… là bởi vì ngay từ những năm 1919, Người đã được theo học và được một Việt kiều ở Paris là ông Nguyễn Khánh Ký trực tiếp truyền nghề, cộng với quá trình làm báo mấy mươi năm nên những lời dạy, chỉ bảo ân cần của Người luôn được những nhà báo khắc sâu vào tâm khảm để phấn đấu và noi theo.
     Bài viết “Bức tranh vẽ Bác Hồ trên đất Thái Lan (năm 1945)” và “Bác Hồ sửa lỗi cho báo Miền Tây Nghệ An” cũng gây nhiều xúc động cho người đọc. Nếu như ảnh hưởng của cách mạng, uy tín của Bác Hồ đã khơi dậy niềm tin ngày thắng lợi đang đến gần trong cộng đồng người Việt ở Thái Lan, thôi thúc vị kiến trúc sư Nguyễn Mai thực hiện ước mơ cháy bỏng là vẽ chân dung Hồ Chí Minh, thì sự “phê bình, góp ý” cho báo Miền Tây Nghệ An sửa câu chữ “đưa thuốc lên” thành “đưa thuốc xuống các xã” thực sự là bài học nhớ đời cho những người làm báo trong việc “viết cho ai xem, viết để làm gì, viết như thế nào”.
     Tác giả “Nguyễn Ái Quốc - Nhà báo không thẻ” mong muốn công bố những bài viết để góp phần làm rõ những đóng góp lớn lao, vĩ đại cả về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực báo chí của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, thông qua đó giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ những người làm báo hôm nay.
     Cũng như bất cứ tác giả nào viết về Bác, Văn Hiền đã vô cùng thận trọng, công phu để tìm kiếm, sưu tập, chỉnh lý tài liệu có liên quan, từ đó làm căn cứ chọn lựa, phân tích, đánh giá, đưa ra kết luận, khái quát vấn đề cần được nêu nhằm toát lên chủ đề của sách - một cách làm việc vô cùng khoa học.
     Mở đầu cuốn sách, tác giả chọn bài “Từ Le Paria đến Việt Nam hồn” chứ không phải là “Vấn đề người bản xứ” - bài báo đầu tiên Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp ngày 02/8/1919 trên báo L’Humanite. Phải tinh tế lắm mới nhận ra điều này. Tác giả muốn nhấn mạnh, không chỉ là người viết báo, Bác Hồ thực sự là một nhà báo đúng nghĩa, một nhà báo “đặc biệt”, vừa là chủ nhiệm, chủ bút, họa sĩ trình bày báo, kiêm luôn thủ quỹ, phát hành,…
     Nghề làm báo luôn gắn liền với hành trình hoạt động cách mạng của Người:
    Khi hoạt động ở nước ngoài, những bài báo của Bác trên các tờ Le Paria (Người cùng khổ), tạp chí Nông dân, tạp chí Đỏ, tạp chí Ngọn lửa nhỏ, tạp chí Sự thật, sau này là báo Thanh Niên, Việt Nam hồn, Thân ái, Lính Kách mệnh… là vũ khí sắc bén, vạch tội, tấn công kẻ thù, động viên, cổ vũ quần chúng lao động vùng lên đấu tranh. Chủ đề của các số báo, bài báo luôn nêu bật nỗi thống khổ, đói rét, mù chữ, mất quyền sống, quyền làm người của các dân tộc thuộc địa, thức tỉnh ý thức giải phóng dân tộc, đòi quyền bình đẳng.
     Là nhà báo rất nhạy cảm và năng động, lại chăm đọc, ham tìm hiểu, Người có vốn hiểu biết rất rộng, rất sâu. Phạm vi đề cập của các bài báo rộng khắp, từ Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và cả ở Hoa Kỳ. Cái gì Người cũng hiểu biết một cách tường tận. Vì thế, những bài báo của Người hết sức sinh động, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc và có sức lan tỏa rất nhanh.
Về nước “làm báo đầu nguồn Khuổi Nậm”, Người chủ trương sáng lập rất nhiều tờ báo như Việt Nam độc lập, Cờ giải phóng, Cứu quốc, Sự thật… Những tờ báo này đã phát huy tác dụng trong những thời điểm nhất định, góp phần to lớn giáo dục, tuyên truyền, cổ động, tổ chức phong trào quần chúng cách mạng, xây dựng lực lượng cách mạng, tạo thế và lực giành chính quyền về tay nhân dân.
Với Bác Hồ, mục tiêu, động lực viết báo rất rõ ràng. Người căn dặn: Vì ai mà mình viết? Mục đích viết là gì? Viết cho đối tượng nào thì phải xem xét, dùng từ ngữ thích hợp thì mới phát huy tác dụng. Theo Người, viết báo là sáng tạo độc lập chủ quan nên rất dễ sai sót. Người nhắc nhở các nhà báo cần quan tâm, ngoài nội dung thiết thực, chân thực, tác phẩm báo chí phải hay, “lạ”, văn chương. “Cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng… đi sâu vào thực tế, đi sâu vào đời sống quần chúng lao động.”
     Bên cạnh những lời dạy, những mẩu chuyện, tư liệu phổ biến, tác giả Văn Hiền công bố thêm một số tư liệu hiếm, lần đầu xuất hiện, gắn liền với hoạt động báo chí của Bác Hồ. Những bài viết này làm cho chúng ta hiểu thêm tại sao Bác rất am hiểu ngay cả những chuyện “bếp núc” của nghề báo. Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Ái Quốc có thể ân cần hướng dẫn nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định kỹ thuật chấm một bức ảnh sao cho đẹp, chỉ vẽ cho các nhà báo, phóng viên cách bố cục một bức ảnh sao cho tự nhiên, có hồn… là bởi vì ngay từ những năm 1919, Người đã được theo học và được một Việt kiều ở Paris là ông Nguyễn Khánh Ký trực tiếp truyền nghề, cộng với quá trình làm báo mấy mươi năm nên những lời dạy, chỉ bảo ân cần của Người luôn được những nhà báo khắc sâu vào tâm khảm để phấn đấu và noi theo.
     Bài viết “Bức tranh vẽ Bác Hồ trên đất Thái Lan (năm 1945)” và “Bác Hồ sửa lỗi cho báo Miền Tây Nghệ An” cũng gây nhiều xúc động cho người đọc. Nếu như ảnh hưởng của cách mạng, uy tín của Bác Hồ đã khơi dậy niềm tin ngày thắng lợi đang đến gần trong cộng đồng người Việt ở Thái Lan, thôi thúc vị kiến trúc sư Nguyễn Mai thực hiện ước mơ cháy bỏng là vẽ chân dung Hồ Chí Minh, thì sự “phê bình, góp ý” cho báo Miền Tây Nghệ An sửa câu chữ “đưa thuốc lên” thành “đưa thuốc xuống các xã” thực sự là bài học nhớ đời cho những người làm báo trong việc “viết cho ai xem, viết để làm gì, viết như thế nào”.
     Tác giả “Nguyễn Ái Quốc - Nhà báo không thẻ” mong muốn công bố những bài viết để góp phần làm rõ những đóng góp lớn lao, vĩ đại cả về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực báo chí của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, thông qua đó giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ những người làm báo hôm nay.
 

 
   

Tác giả bài viết: Nguyễn Dương Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập92
  • Hôm nay10,748
  • Tháng hiện tại76,809
  • Tổng lượt truy cập9,568,070
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây