CÙNG TÌM HIỂU VĂN HOÁ DÂN GIAN CHỢ QUÊ Ở NGHỆ AN QUA MỘT CUỐN SÁCH

Thứ hai - 23/11/2020 02:59 820 0
Văn hoá chợ quê ra đời từ khi loài người có nhu cầu trao đổi hàng hoá và đã đi vào tâm thức mỗi người, hoà vào dòng chảy văn hoá ngàn đời của cư dân Việt, với những nét truyền thống thật khó phai mờ.
CÙNG TÌM HIỂU VĂN HOÁ DÂN GIAN CHỢ QUÊ Ở NGHỆ AN QUA MỘT CUỐN SÁCH
Chợ - là nơi ghi lại những dấu ấn đặc trưng, nơi bán mua, chứng kiến cuộc mưu sinh và đổi thay của cộng đồng dân cư. Chợ - xưa là trung tâm kinh tế, văn hoá của cả một vùng. Bởi vậy văn hoá chợ quê thể hiện khá đa dạng ở những sinh hoạt văn hoá dân gian, những phong tục tập quán rất đặc thù của làng quê xứ Nghệ.
Nhằm khái quát lại bức tranh văn hoá chợ quê ở Nghệ An, cũng như đưa ra các ý kiến trao đổi nhằm giữ gìn văn hoá chợ quê trong tiến trình phát triển của lịch sử, nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Trần Hữu Đức đã dày công nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn cuốn Văn hoá dân gian ở chợ quê Nghệ An với mong muốn không gian văn hoá chợ quê sẽ được lưu giữ mãi mãi trong tâm thức của người dân xứ Nghệ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Thông qua cuốn sách, tác giả Trần Hữu Đức đã phần nào tái hiện bức tranh chợ quê ở Nghệ An từ đầu thế kỷ XX, những đặc trưng riêng của từng chợ, đi kèm là những hoạt động văn hoá dân gian phong phú.
Sách dày 384 trang, khổ 16x24cm, trình bày trang nhã và đẹp mắt, được Ủy ban nhân dân tỉnh đặt hàng, do Nhà xuất bản Nghệ An ấn hành vào quý III/2020. Hy vọng rằng, cuốn sách sẽ mang đến cho độc giả những cung bậc cảm xúc khác nhau, để câu dân ca tình tứ: “Chàng buông vạt áo em ra, để em đi chợ kẻo mà chợ trưa...” sẽ còn vang vọng đến mai sau.
                                                                                     Phạm Ngọc Chi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây