“NGUYỄN DU” - CỐT CÁCH VÀ BI KỊCH CỦA KẺ SĨ GIỮA CHỐN QUAN TRƯỜNG

Thứ ba - 06/05/2025 22:23 616 0
     “Nguyễn Du” là tác phẩm đầu tiên trình làng bạn đọc của nhà văn Nguyễn Thế Quang. Với vốn tri thức phong phú được tích lũy, thu thập từ quá trình đọc sách, tra cứu tài liệu cổ và điền dã thực tế; đặc biệt là sự thấu cảm cùng nhân vật, tác giả đã khắc họa thành công hình tượng Nguyễn Du với những mâu thuẫn nội tâm phức tạp cùng những đau đớn, trăn trở của ông khi trực tiếp chứng kiến cuộc sống lầm than của muôn dân và bi kịch của bao kẻ sĩ lúc bấy giờ…
     Nhà giáo - Nhà văn Nguyễn Thế Quang sinh năm 1942 trong một gia đình có truyền thống Nho học tại xã Thanh Tường, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Hiện ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và đang sinh sống tại thành phố Vinh.
anh 1
Nhà văn Nguyễn Thế Quang
      Là một nhà giáo bén duyên với văn chương sau khi nghỉ hưu, chỉ trong 10 năm (2010 - 2020), tác giả Nguyễn Thế Quang dồn nhiều tâm huyết và trí lực để trình làng 4 tiểu thuyết lịch sử, gây tiếng vang trên văn đàn với nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật: Nguyễn Du (2010), Giải A - Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương (2005 - 2010); Khúc hát những dòng sông (2013) - Giải C Cuộc thi sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2013; Thông reo Ngàn Hống (2015) - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2015, Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2016; Đường về Thăng Long (2019), Giải Tư - Cuộc thi Tiểu thuyết lần thứ 5 (2016 - 2016), Giải C - Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương (2015 - 2020). Đặc biệt, năm 2023, nhân kỷ niệm 155 năm năm sinh của bà Hoàng Thị Loan (1868 - 2023) - thân mẫu của Bác Hồ, tiểu thuyết Khúc hát những dòng sông đã được Nhà xuất bản Nghệ An tái bản và đưa vào danh mục sách thực hiện nhiệm vụ xuất bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh, với mong muốn tiếp tục lan toả những giá trị sâu sắc của tác phẩm này.
anh 2
Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Du vừa được NXB Nghệ An tái bản vào tháng 4/2025
       Nguyễn Du là tác phẩm đầu tay được nhà văn Nguyễn Thế Quang cho ra mắt bạn đọc. Với vốn tri thức phong phú được tích lũy, thu thập từ quá trình đọc sách, tra cứu tài liệu cổ và điền dã thực tế; đặc biệt là sự thấu cảm cùng nhân vật, tác giả đã khắc họa thành công hình tượng Nguyễn Du với những mâu thuẫn nội tâm phức tạp cùng những đau đớn, trăn trở của ông khi trực tiếp chứng kiến cuộc sống lầm than của muôn dân và bi kịch của bao kẻ sĩ lúc bấy giờ: “Ôi! Kẻ sĩ, tin vào kẻ có quyền lực, muốn mình có quyền lực để làm bao điều tốt đẹp cho đời mà không được làm, không làm được, uất chí đến chết mà còn mang điều ô nhục. Trớ trêu thay…!”.
anh 3
               Tiểu thuyết “Nguyễn Du” qua 4 lần xuất bản
    Viết về cuộc đời đầy sóng gió của Nguyễn Du kể từ lúc ông ra làm quan dưới thời Vua Gia Long cho đến khi qua đời, cuốn tiểu thuyết còn góp phần tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của dân tộc. Dưới ngòi bút tinh tế của tác giả, chân dung các nhân vật lịch sử như Nguyễn Du, Vua Gia Long, Nguyễn Nễ, Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường, Hồ Xuân Hương, Ngô Thời Nhậm, Lê Văn Duyệt,… được xuất hiện một cách chân thực và sống động…
    Ngay từ lần xuất bản đầu tiên (2010), tiểu thuyết Nguyễn Du đã góp phần định hình nên tên tuổi của Nguyễn Thế Quang trong lòng độc giả. Cuốn sách từng được tái bản hai lần (NXB Hội Nhà văn, 2012; NXB Trẻ, 2015). Và tháng 4/2025, cuốn sách tiếp tục được Nhà xuất bản Nghệ An tái bản với hy vọng lan tỏa sâu rộng những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đến đông đảo độc giả.
anh 4
Nhà văn Nguyễn Thế Quang trao tặng cuốn tiểu thuyết “Nguyễn Du” cho Giám đốc - Tổng Biên tập NXB Nghệ An
và bày tỏ tình cảm đối với sự trách nhiệm, chỉn chu của Ban Biên tập đối với cuốn sách vừa tái bản.
                                                           
    Thanh Yến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay23,435
  • Tháng hiện tại355,268
  • Tổng lượt truy cập15,746,836
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây